Theo y học cổ truyền, củ khoai sọ có tính bình, vị cay ngọt, vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng, có tác dụng tán khối kết tiêu u hạch ở cổ, nhuận tràng, thông đại tiện, thường dùng chữa các loại thũng độc sưng đau, khối kết (u hạch), bỏng lửa, viêm khớp, viêm thận, sưng hạch, bạch huyết…
Khoai sọ thường được chế biến bằng cách luộc, nấucanh. Đây là thực phẩm lành tính, bổ dưỡng và còn có tác dụng chữa bệnh. Theo yhọc cổ truyền, củ khoai sọ có tính bình, vị cay ngọt, vào 3 kinh tỳ, vị và đạitràng, có tác dụng tán khối kết tiêu u hạch ở cổ, nhuận tràng, thông đại tiện,thường dùng chữa các loại thũng độc sưng đau, khối kết (u hạch), bỏng lửa, viêmkhớp, viêm thận, sưng hạch, bạch huyết…
Củ khoaisọ mọc hoang dại thường có màu tím, ăn thì phá khí, không bổ. Củ khoai trồng cóbột màu trắng dính, có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hòa nội tạng,dùng ăn chữa được hư lao yếu sức. Trong 100g củ khoai sọ tươi có chứa nước 60g,protit 1,8g, lipit 0,1g; gluxit 26,5g; xenlulo 1,2g; tro 1,4g và 64mg canxi,75mg phot pho, 1,5mg sắt, 0,02mg caroten; 0,06mg vitamin B1; 0,03mg vitamin B2;0,1mg vitaminPP; 4mg vitamin C. Trong 100g củ khoai sọ khô có 15g nước; 3,1gprotit; 2,2g lipit; 73g gluxit; 3,1g xenlulo; 3,6g chất khoáng toàn phần. thông tin chi tiết
Canh khoai sọ, thịt lợn nạc có tác dụng bổ âm, ích khí. Ảnh:MH
Một số mónăn bài thuốc có sử dụng khoai sọ
Chữa suy nhược cơ thể, mệt mỏi, kém ăn:
Bài 1:Khoai sọ 200g, sơn dược (củ mài) 50g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày.Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hóa), dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo.
Bài 2:Khoai sọ 100g, thịt lợn nạc 50g nấu canh ăn trong các bữa cơm. Tác dụng bổ âm,chống khô khát, ích khí, nuôi dưỡng dạ dày, chống mệt mỏi. Có thể dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi bị bệnh.
Bài 3: Dân gian có kinh nghiệm dùng khoai sọ nấu với thịt lợn, cua đồng, cá quả, cá diếc,…làm món canh ăn trong bữa cơm hằng ngày để bồi bổ cơ thể, tăng sức lực, chống khát.
Bài4: Khoai sọ 250g (gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ), táo tàu 50g, đường đỏ 50g, nấu nhỏ lửa thành món chè, chia 3 – 4 lần ăn trong ngày. Có thể dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược,phiền khát sau khi mắc bệnh nặng. 15 ngày là một liệu trình.
Chữa kiết lỵ lâu ngày không khỏi: Khoai sọ 50g, sắc nước uống mỗi ngày 2 lần. Nếu đi lỵ ra máu, khi uống hoà thêm đường đỏ; Không ra máu, chỉ có nhầy thì pha với đường trắng. Hoặc dùng thân khoai sọ 15g, củ cải 15g, tỏi 6g, sắc nước uống thay trà trong ngày.
Gân cốt đau nhức, sưng tấy: Khoai sọ, gừng tươi, hai thứ liều lượng bằng nhau, tất cả đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, mỗi ngày thay thuốc 2lần. Dùng 3 – 5 ngày.
Chữa chín mé: Khoai sọ giã nát, trộn thêm chút muối, đắp vào chỗ sưng đau, lấy gạc băng lại, ngày thay thuốc 2 lần. Hoặc: Dùng thân khoai sọ giã nát đắp vào chỗ bị bệnh. Dùng củ khoai sọ trộn muối giã đắp lên những chỗ sưng đau trên cơ thể,đối với các loại đinh nhọt khác cũng có tác dụng tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét